Brand Hack

6 Tiêu chí đánh giá bộ nhận diện thương hiệu chuẩn Quốc tế & Case study "Người Gọi Yến"

10 Apr, 2020 | by Interloka

Bộ nhận diện thương hiệu là những hình ảnh, ngôn từ và biểu tượng giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện được bản sắc và hỗ trợ cho chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Dưới đây, Interloka sẽ chia sẻ về 6 tiêu chí vàng giúp đánh giá bộ nhận diện thương hiệu chuẩn Quốc tế. Ứng dụng thực tế qua case study "Người Gọi Yến" mà chúng tôi đã từng triển khai.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi đánh giá bộ nhận thương hiệu?

 

Đánh giá nhận diện thương hiệu - Nếu sai không có cơ hội lần 2

 

Theo chiến lược xây dựng thương hiệu chuẩn quốc tế mà Interloka Brand Strategy Agency đang tiến hành, bộ nhận diện thương hiệu nằm ở bước thứ 2 trong quá trình xây dựng thương hiệu (trước đó là tìm ra chiến lược khác biệt hóa thương hiệu, sau khi có bộ nhận diện thương hiệu chuẩn sẽ tiến hành truyền thông, lan tỏa thương hiệu đến khách hàng).

bộ nhận diện thương hiệu

Như vậy, đánh giá bộ nhận diện thương hiệu phải được thực hiện rất cẩn trọng, chính xác trước khi bước sang giai đoạn truyền thông để đảm bảo tính hiệu quả, nhất quán về thương hiệu cho doanh nghiệp. Các yếu tố hữu hình (logo, màu sắc, font chữ, màu sắc nhận biết, hình ảnh nhận diện…) cần thể hiện rõ nét sứ mệnh thương hiệu và có tính đặc trưng trong tâm trí khách hàng.

Cần đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm:

  • Nhận diện thương hiệu qua bao bì sản phẩm
  • Nhận diện thương hiệu văn phòng 
  • Nhận diện thương hiệu marketing
  • Nhận diện thương hiệu sản phẩm ngoài trời

 

Góc nhìn đánh giá bộ nhận diện thương hiệu là từ hai phía

 

Bộ nhận diện thương hiệu được xuất phát từ doanh nghiệp gửi đến khách hàng. Chính bởi vậy, bên cạnh việc đánh ở góc nhìn của doanh nghiệp cần có góc nhìn từ khách hàng để có được cảm nhận khách quan, nhằm đảm bảo hiệu quả truyền thông sau này.

Khi đánh giá bộ nhận diện thương hiệu phải đảm bảo cả yếu tố hữu hình và vô hình. Hai yếu tố này đều phải thống nhất phục vụ cho định vị thương hiệu đã đặt ra từ trước đó. 

Một bên chủ động hơn và một bên bị động, giữa yếu tố vô hình và hữu hình, doanh nghiệp cần có góc đánh giá linh hoạt, khách quan mới đảm bảo tính hiệu quả đánh giá. 

bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu chuẩn - rút ngắn khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng

 

2. 6 tiêu chí để đánh giá một bộ nhận diện hoàn hảo

 

Thỏa mãn cùng lúc 6 tiêu chí đánh giá một bộ nhận diện thương hiệu là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn chỉ có rất ít cơ hội để được xuất hiện và khiến khách hàng ghi nhớ. Và hiển nhiên, nếu làm tốt, bạn sẽ có cơ hội được khách hàng chọn mua, sử dụng và yêu thích.

 

Đơn giản

 

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ gửi gắm nhiều “tâm ý” trong slogan, triết lý sâu sắc, sứ mệnh lớn lao. Điều này thường khiến họ sử dụng từ ngữ cầu kỳ, gây khó hiểu cho khách hàng và công chúng. 

apple brand identity

Apple với logo quả táo và thông điệp về sự sáng tạo

Hãy thể hiện chúng bằng hình ảnh đơn giản, câu từ giản dị (giản dị không có nghĩa là bình dân hóa) để tất cả đi thẳng vào tâm trí người tiêu dùng.

Doanh nghiệp nên nhớ rằng, khách hàng quá bận rộn,chúng ta chỉ có 3 giây để thu hút sự chú ý và đưa thông điệp của mình đến họ. 

Bạn sẽ không có cơ hội được khách hàng nhìn nếu hình ảnh phức tạp, khó suy đoán và thông điệp khó hiểu.

 

Dễ nhớ, dễ hiểu

 

Tiêu chí đánh giá bộ nhận diện thương hiệu này có thể được hiểu cụ thể như sau: Màu sắc, hình họa dễ nhớ và thông điệp phải thật dễ hiểu.

Tuy nhiên, điều cần đặc biệt lưu ý là doanh nghiệp không được để tiêu chí này đi lạc khỏi định vị thương hiệu của mình.

Bộ nhận diện thương hiệu Kangaroo

Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu Kangaroo với thông điệp đơn giản nhưng định vị rất rõ vị thế số 1 của mình.

 

Thú vị

 

Một câu chuyện thú vị về ý nghĩa logo sẽ là cách tuyệt vời để doanh nghiệp tạo ấn tượng với công chúng. Apple cũng rất thành công khi xây dựng câu chuyện về logo của mình. 

Khi đánh giá bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý là câu chuyện có ý nghĩa, gắn kết với thương hiệu nhưng phải chân thực và truyền được cảm hứng.

logo amazon

Đây là thông điệp của hãng: bạn có thể mua mọi thứ từ A đến Z với Amazon. Và logo của hãng đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc thể hiện thông điệp đó.

 

Gợi nhớ đến thương hiệu

 

Một trong những sai lầm của các thương hiệu khi đánh giá bộ nhận diện thương hiệu hoặc sáng tạo câu chuyện thương hiệu là chú trọng đến tính sáng tạo mà không đặt câu chuyện, hình ảnh đó trong mối tương quan với thương hiệu và sản phẩm của mình. 

bộ nhận diện thương hiệu Johnnie Walker

Rõ ràng, câu chuyện của Johnnie Walker thể hiện rất rõ hành trình sáng tạo, tâm huyết để cho ra đời hương vị trứ danh và cũng là hành trình thành công của người đứng đầu thương hiệu.

Logo người đàn ông sải bước thể hiện trực quan triết lý sống “Không ngừng bước tới” nhưng ẩn sau đó là câu chuyện người đứng đầu thương hiệu Johnnie Walker:

Chàng trai trẻ Scotland với tài năng, sự thông minh và nhiệt huyết với hành trình làm thay đổi thế giới.

Kết nối cảm xúc với người xem

 

Có rất nhiều “điểm chạm” cảm xúc trong bộ nhận diện thương hiệu: Màu sắc, font chữ, logo và slogan...

Để làm được điều này thì khi đánh giá nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần có bước phân tích đối thủ, hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu và sản phẩm của mình mới có thể tạo được thông điệp ý nghĩa, lan tỏa.

bộ nhận diện thương hiêu  Coca-Cola

Tone màu trẻ trung, giàu sức sống và font chữ mềm mại, thể hiện sáng tạo đã thể hiện rất rõ sứ mệnh “Chia sẻ niềm vui” của Coca-Cola.

 

Tích hợp các kênh truyền thông

 

Chiến lược thương hiệu 4.0 không thể đứng ngoài truyền thông số, đó chính là lý do tại sao bộ nhận diện thương hiệu phải đảm bảo khả năng tích hợp trên các kênh truyền thông offline và online. 

Nếu như doanh nghiệp tận dụng tốt được lợi thế truyền thông số, toàn bộ yếu tố đánh giá trên có khả năng phát huy tối đa vai trò, sức mạnh của nó, đưa thương hiệu đến gần hơn với công chúng. 

bộ nhận diện thương hiệu đa kênh

Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu chuẩn cần có tiêu chí về khả năng tích hợp trên nhiều môi trường truyền thông

 

3. Case study - đánh giá bộ nhận diện thương hiệu "Người Gọi Yến"

 

Thực tế cho thấy, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu không khó nhưng để đánh giá bộ nhận diện thương hiệu bám sát chiến lược, định vị thương hiệu không hề đơn giản.

Hãy cùng xem câu chuyện Yến sào Phú Yên khi đến với một đơn vị tư vấn về thương hiệu.

Đây cũng là dự án mà Founder Interloka - Nguyễn Đức Sơn tham gia tư vấn.

 

Phân tích thị trường

 

Năm 2015, thị trường Yến sào Khánh Hòa đã trở thành thương hiệu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, tuy nhiên, người dùng vẫn có băn khoăn, lo lắng, không biết thật giả.

 

Mục tiêu

 

Yến sào Phú Yên với ưu thế là dòng sản phẩm thật nhưng có giá cả hợp lý, nên mục tiêu của chiến lược này là phải cho khách hàng biết đến với lợi thế đó và không còn nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

logo người gọi yến

bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời của Người gọi yến

bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm Người gọi yến

bộ nhận diện cardvisit Người gọi yến


Quá trình triển khai và thực hiện

 

Tên thương hiệu: Người Gọi Yến - mô tả lợi điểm bán hàng độc nhất của thương hiệu

Câu định vị thương hiệu: Một mái nhà, ngàn yến vun tổ (bám sát và hỗ trợ cho tên thương hiệu)

Logo: Được sáng tạo dựa trên câu chuyện thương hiệu: Bàn tay gọi yến về tổ

 

Kết quả - đánh giá sự thành công của bộ nhận diện thương hiệu

 

Sau khi triển khai, chủ thương hiệu đã nhận được kết quả tích cực:

"Khách đến với Người Gọi Yến không còn đặt câu hỏi về chất lượng của sản phẩm."

Như vậy, có thể thấy rằng, để đánh giá bộ nhận diện thương hiệu tốt thì các tiêu chí về thẩm mỹ, màu sắc... là chưa đủ, những yếu tố này chỉ là “bề nổi” của một triết lý sâu xa bên trong doanh nghiệp. Khi và chỉ khi doanh nghiệp hiểu được sứ mệnh, tầm nhìn cũng như điểm khác biệt của mình mới hình thành cơ sở để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốt nhất. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực sẵn có bên trong doanh nghiệp là đội ngũ thiết kế hoặc có thể thuê dịch vụ tư vấn chiến lược thương hiệu.

Mỗi lựa chọn sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng, lựa chọn ấy phải thể hiện được chiến lược thương hiệu của mình một cách bài bản nhất, hiệu quả nhất.

Thông tin tư vấn về Interloka - Brand Strategy Agency
Hotline: 0912137788
Email: ducson@interloka.vn

Share: facebook instagram